Chapter 5
LISTEN TO CHAPTER 4-5: THE ROUTE TO PRESENTATION
The Route to Presentation
Cách Trình Bày
Job Interview
Phỏng Vấn Xin Việc
One of the most critical things you will have to do in your career will take place right at the start; your job interview. Therefore, it is extremely important that you be prepared to do your very best. There are several suggestions listed below that should enable you to adequately prepare for the interview. Let me encourage you to not only use this chapter to prepare for the actual interview, but also use it to learn some things about yourself – your strengths and weaknesses – that will help you become a better employer in the future.
Một trong những điều then chốt bạn gặp phải trong nghề nghiệp của bạn sẽ xảy ra ngay khi bắt đầu sự nghiệp đó là phỏng vấn xin việc. Vì vậy, vô cùng quan trọng là bạn nên chuẩn bị để bạn làm tốt nhất. Có một số gợi ý liệt kê dưới đây có thể giúp bạn chuẩn bị đủ cho cuộc phỏng vấn. Tôi khích lệ bạn không chỉ dùng chương này để bị cho một cuộc phỏng vấn thật, mà còn dùng nó để học biết đôi điều về chính bạn – ưu điểm và khuyết điểm của bạn – sẽ giúp bạn trở nên một nhân viên tốt hơn trong tương lai.
This chapter is entitled Presentation because how you present yourself during the interview may determine whether or not you get the job. The actual presentation is physical, mental, and emotional. Each part is important. It will not be a thing where two out of three will be good enough. An excellent presentation in appearance and preparation will tell the interviewer that you are informed and prepared for the interview. However, if emotionally you act as if you can take the job or leave it – you will not get the job. Treat this chapter with the same intensity that you would treat all the others by studying it intently rather than just skimming it the night before the interview. You will be glad you knew how to present yourself to your maximum ability.
Chương này có tựa là Sự Trình Bày vì cách bạn thể hiện chính mình trong thời gian phỏng vấn có thể quyết định bạn có được việc làm hay không. Sự trình bày thực liên quan đến thể chất, tâm trí và tình cảm. Mỗi phần đều quan trọng, không phải trường hợp được hai phần ba thì đủ rồi. Phần trình bày xuất sắc qua phong cách bề ngoài và sự chuẩn bị sẽ cho người phỏng vấn biết rằng bạn đã biết trước và có chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, nếu về mặt cảm xúc, bạn hành động như thể bạn có thể nhận được việc hay mất việc, thì bạn sẽ không được việc. Hãy xem chương này trong sự tập trung như những chương khác bằng cách nghiên cứu nó cẩn thận chứ không chỉ là liếc nhìn qua loa vào đêm trước của cuộc phỏng vấn. Bạn sẽ vui mừng vì biết cách thể hiện chính mình trong khả năng tốt nhất.
Before Your Job Interview:
Trước Cuộc Phỏng Vấn:
- Learn all you can about the company or organization; learn as much as you can so that your questions are sophisticated and knowledgeable during the interview. Employers expect you to arrive knowing background information about the organization. If you don't, you look like you're not really interested in the job. You have to be able to answer the critical question of why you would like to work for that employer — and not sound like you would take any job. Research helps you formulate intelligent and appropriate questions to ask in your interview.
- Tìm hiểu tất cả những gì bạn có thể về công ty hoặc tổ chức: hãy tìm hiểu càng nhiều càng tốt để những câu hỏi của bạn tỏ ra tinh tế và có sự am hiểu trong suốt cuộc phỏng vấn. Người chủ mong muốn bạn biết thông tin về bối cảnh của tổ chức. Nếu không, thì có vẻ như bạn chưa thật sự quan tâm đến công việc. Bạn phải trả lời được câu hỏi quan trọng tại sao bạn thích làm việc cho chủ nhân đó – chứ không tỏ ra là bạn muốn nhận bất cứ công việc nào cũng được. Tìm hiểu giúp bạn diễn đạt những câu hỏi thông minh và phù hợp để hỏi trong cuộc phỏng vấn.
- Pay attention to physical appearance for your interview. Make sure you dress business-like, and your clothes are clean, pressed and conservative. Make sure your hair and nails are trimmed and clean.
- Để ý đến phong cách bề ngoài khi phỏng vấn. Bảo đảm bạn ăn mặc chuyên nghiệp, quần áo của bạn phải sạch, ấn tượng và kín đáo. Phải chắc là tóc và móng tay bạn gọn gàng và sạch sẽ.
- Prepare papers for your interview, including extra copies of your resume, job reference lists, reference letters, and paper for taking notes.
- Chuẩn bị giấy tờ cho cuộc phỏng vấn, gồm những bản sao lý lịch, danh sách những việc tham khảo, thư giới thiệu và giấy để ghi chép.
During Your Job Interview:
Trong Suốt Thời Gian Phỏng Vấn:
- Arrive at least 10 to 15 minutes early. Don't take any chances that you might be even one minute late.
- Đến sớm hơn ít nhất 10 đến 15 phút. Chớ đến trễ vì bất kỳ lý do gì, thậm chí một phút.
- Treat all people you encounter with professionalism and kindness. That receptionist or secretary or maintenance man may offer his or her opinion of you to the boss. It will count.
- Hãy đối xử với tất cả những người bạn gặp bằng phong cách chuyên môn và tử tế. Nhân viên lễ tân, thư ký hoặc nhân viên bảo trì đều có thể nói với chủ ý kiến của họ về bạn. Điều đó sẽ có ảnh hưởng.
- Maintain a professional image. Don't address the interviewer by his or her first name unless you are invited to.
- Duy trì hình ảnh chuyên môn. Đừng gọi tên người phỏng vấn trừ khi bạn được phép làm thế.
- Don't chew gum or smell like smoke.
- Đừng nhai kẹo cao su hoặc có mùi thuốc lá.
- Turn your cell phone off before entering the building.
- Tắt điện thoại trước khi vào toà nhà văn phòng
- Don't ever interrupt the interviewer, even if you are anxious or enthusiastic about answering the question.
- Đừng bao giờ ngắt lời người phỏng vấn, cho dù bạn lo lắng hay nhiệt thành trong việc trả lời câu hỏi.
- Be aware of your non-verbal behaviors - sit straight, smile, maintain eye contact, lean forward but not invading the interviewer's space. Sit still in your seat; avoid fidgeting.
- Hãy để ý đến những cách cư xử không lời – ngồi thẳng, mỉm cười, giữ cho mắt tập trung, hướng người về phía trước, nhưng đừng chiếm không gian của người phỏng vấn. Ngồi yên trong ghế; tránh nhúc nhích nhiều.
- Be enthusiastic, confident and energetic, but not aggressive. Don’t try too hard to sell yourself.
- Hãy tỏ ra nhiệt thành, tự tin và năng nổ, nhưng chớ tấn công. Đừng cố quá để rồi đánh mất chính mình.
- Don't make negative comments about previous employers, professors or anyone.
- Đừng nhận xét tiêu cực về chủ cũ, giáo sư hay người nào trước đây.
- Listen very carefully to each question you are asked and give thoughtful, to-the-point, and honest answers. Ask for clarification if you don't understand a question. It is OK to take a few moments of silence to gather your thoughts before answering. Try not to "beat around the bush" or take a long time to give the answer the interviewer is seeking.
- Lắng nghe cẩn thận từng câu hỏi và đưa câu trả lời sâu sắc, đúng trọng tâm và thành thật. Hỏi lại cho rõ nếu bạn không hiểu câu hỏi. Không SAO khi dành một lát yên lặng để thu thập ý tưởng trước khi trả lời.
- Understand the employer's next step in the hiring process; know when and from whom you should expect to hear next. Know what action you are expected to take next, if any. Always thank the interviewer for his or her time at the close of the interview and establish a follow-up plan.
- Hiểu được bước kế tiếp của người chủ trong quá trình tuyển dụng: biết khi nào và ai sẽ liên lạc với bạn. Biết việc kế tiếp bạn phải làm nếu có. Hãy cảm ơn người phỏng vấn về thời gian của họ khi kết thúc phỏng vấn và thiết lập một kế hoạch tiếp theo.
- Pause before answering to consider all facts that may substantiate your response.
- Hãy ngừng lại trước khi trả lời để xem xét tất cả các yếu tố để chứng minh cho câu trả lời của bạn.
- Always offer positive information; avoid negativity at all times.
- Luôn luôn đưa ra những thông tin tích cực; luôn tránh điều tiêu cực.
- Get directly to the point. Ask if listener would like you to go into great detail before you do.
- Đi thẳng vào vấn đề. Hỏi thử người nghe có muốn đi vào chi tiết không trước khi bạn nói.
- Discuss only the facts needed to respond to the question.
- Chỉ thảo luận những sự kiện cần thiết để trả lời câu hỏi.
- Focus and re-focus attention on your successes. Remember, the goal is not to have the right answers so much as it is to convince the interviewer that you are the right person.
- Hãy tập trung và tái tập trung để ý đến những thành công của bạn. Nhớ rằng mục tiêu không phải có nhiều câu trả lời đúng để thuyết phục người phỏng vấn bạn là người thích hợp.
- Be truthful, but try not to offer unsolicited information.
- Hãy thành thật, nhưng hãy cố gắng đừng đưa ra những thông tin tự tiện.
- When the interviewer concludes the interview, offer a firm handshake and make eye contact. Depart gracefully.
- Khi người phỏng vấn kết thúc cuộc phỏng vấn, hãy bắt tay chặt và nhìn thẳng vào mắt. Hãy ra về cách nhẹ nhàng.
After the Interview:
Sau Cuộc Phỏng Vấn
- Make notes right away so you don't forget critical details.
- Hãy ghi chú ngay để bạn không quên những chi tiết quyết định.
- Send a thank you letter to the company/interviewer immediately.
- Hãy gửi thư cảm ơn đến công ty/người phỏng vấn ngay lập tức.
- Don't call the employer back immediately. If the employer said they would have a decision in a week, it is OK to call them in a week.
- Đừng gọi điện thoại cho người chủ ngay tức thì. Nếu người chủ nói sẽ có quyết định trong một tuần, thì không SAO khi gọi cho họ sau một tuần.
Preparing For the Interview
Chuẩn Bị Cuộc Phỏng Vấn
Take some time to think through your answers to some common interview questions.
Hãy để ít thời gian để nghĩ trước những câu trả lời cho những câu hỏi phỏng vấn thông thường.
- What are your strengths and weaknesses?
- Bạn có những điểm mạnh và điểm yếu nào?
- If you could have your choice of any job, what would it be and why?
- Nếu bạn được chọn bất kỳ công việc nào, thì đó là việc gì và tại sao?
- Why do you want to go into this field?
- Tại sao bạn muốn bước vào lãnh vực này?
- What are your short- and long-range goals and how do you expect to achieve them?
- Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn là gì và làm thế nào bạn đạt được chúng?
- What does success mean to you? How do you measure it?
- Thành công có ý nghĩa gì với bạn? Bạn đo lường sự thành công như thế nào?
- What motivates you?
- Điều gì thúc đẩy bạn?
- Do you plan to further your education? If so, to what extent?
- Bạn có dự định cho việc học thêm nữa không? Nếu có, đó là gì?
- What have you done to improve yourself during the past year?
- Bạn đã làm gì để rèn luyện chính mình trong những năm qua?
- If you could relive the last 15 years, what changes would you make?
- Nếu bạn sống lại 15 năm trước, bạn sẽ có những thay đổi nào?
- Tell me about your greatest achievement and greatest disappointment?
- Xin cho biết thành tích lớn nhất và thất vọng lớn nhất của bạn là gì?
- What are some of your weaknesses?
- Một số yếu điểm của bạn là gì?
- Tell me about the best and worst bosses you've ever had.
- Hãy cho tôi biết những người chủ tốt nhất và xấu nhất bạn từng gặp?
- How do you handle your reaction when you don't get what you want? Give me a couple of examples.
- Làm thế nào bạn kiềm chế phản ứng khi bạn không được những gì bạn muốn? Hãy đưa ra một vài ví dụ.
- How do you handle stress?
- Bạn xử lý căng thẳng (stress) như thế nào?
- How do you pull a team together when it seems to be going nowhere?
- Làm thế nào bạn kéo một đội lại với nhau khi dường như nó không đi đến đâu cả?
- What qualities do you prize the most in those that report directly to you?
- Bạn ưu tiên cho phẩm chất nào nhất đối với người báo cáo trực tiếp với bạn?
- What type of people do you have the most trouble getting along with in the workplace, and, how do you handle it?
- Bạn thường gặp khó khăn nhất với loại người nào khi làm việc chung ở công sở và bạn giải quyết như thế nào?
- What constructive criticism have you received from employers?
- Những lời phê bình xây dựng nào bạn đã từng nhận từ chủ của mình?
- Everybody has pet peeves. What are yours?
- Ai cũng có những sự tức giận. Còn bạn thì sao?
- What else do you think I should know about you?
- Còn điều gì khác nữa mà bạn nghĩ tôi nên biết về bạn?
The interviewer will also want to learn about your experience and your reasons for seeking a new position and may ask the following questions:
Phỏng vấn viên cũng muốn biết kinh nghiệm của bạn và lý do bạn tìm việc mới và có thể hỏi những câu hỏi sau:
- When did you leave your last job and why?
- Bạn nghỉ công việc trước đây khi nào và tại sao?
- How long have you been out of work?
- Bạn đã không làm việc bao lâu rồi?
- At your last job, how much of the work did you perform independently?
- Trong công việc gần trước đây, bạn có thể thực hiện bao nhiêu công việc một cách độc lập?
- What did you like most and least about your last job?
- Trong công việc trước đây bạn thích điều gì nhiều nhất và ít nhất?
- What are some of the problems you have encountered in your past jobs?
- Bạn gặp những nan đề nào trong công việc trước đây ?
- How did you solve the problems?
- Bạn giải quyết những nan đề này như thế nào?
- Do you prefer working independently or as part of a team?
- Bạn thích làm việc độc lập hơn hay theo nhóm?
- At your last job, how much was performed by a team?
- Trong công việc trước đây, bao nhiêu phần công việc được thực hiện theo đội?
- What prevented you from advancing in your former positions?
- Điều gì ngăn cản bạn thăng tiến trong vị trí trước đây?
- What have you been doing since you left your last job?
- Bạn đã và đang làm gì kể từ khi bạn nghỉ công việc trước đây?
To learn about your plans for the future and your motivation for applying for the job, the interviewer may ask the following questions:
Để biết về kế hoạch tương lai và động cơ xin việc của bạn, phỏng vấn viên có thể hỏi những câu hỏi sau:
- Why do you want to work here?
- Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?
- What do you expect to experience in this job that you did not experience in your past jobs?
- Bạn mong kinh nghiệm điều gì trong công việc này mà bạn chưa kinh nghiệm được trong công việc trước đây?
- How do you feel about evening work? Weekend work? Carrying a pager? Being on call?
- Bạn cảm thấy như thế nào về công việc ban đêm? Làm việc cuối tuần? Mang theo máy nhắn tin? Bị gọi điện?
- Assuming we make you an offer, what do you see as your future here?
- Giả sử chúng tôi nhận bạn vào làm, bạn nhìn thấy gì về tương lai của mình ở đây?
- Why should we hire you?
- Tại sao chúng tôi tuyển dụng bạn?
- Are you considering other positions at this time?
- Bạn có xem xét những vị trí khác trong lúc này không?
- How does this job compare with them?
- Công việc này so với chúng như thế nào?
- If you feel you have any weaknesses with regard to this job, what would they be?
- Nếu bạn cảm thấy có những yếu điểm liên quan đến việc này, thì những yếu điểm này là gì?
- What is your leadership style? Please give examples of this style in a real situation.
- Phong cách lãnh đạo của bạn là gì? Xin đưa ra những ví dụ về phong cách này trong một tình huống thật.
- How do you feel about relocating?
- Bạn cảm thấy thế nào về chuyển chỗ làm?
Be prepared to answer the following questions:
Hãy chuẩn bị trả lời những câu hỏi sau:
- Tell me about yourself.
- Hãy nói cho tôi biết về bạn
- What weaknesses in your work habits do you think you need most to work on?
- Đâu là những yếu điểm trong thói quen làm việc mà bạn nghĩ cần cải thiện hơn hết?
- Why should I hire you?
- Tại sao tôi tuyển dụng bạn?
- Why do you believe that you are the best candidate for this job?
- Tại sao bạn tin rằng bạn là ứng viên tốt nhất cho công việc này?
- Why are you applying for a position for which you are overqualified?
- Tại sao bạn xin việc này trong khi bạn vượt trội về khả năng?
- Why are you applying for a position for which you are under-qualified?
- Tại sao bạn xin việc này trong khi bạn chưa đủ khả năng?
- Why do you believe that you could handle this position?
- Tại sao bạn tin rằng bạn có thể đảm trách công việc này?
- Since you are overqualified for this position, what do you hope to gain from it?
- Vì bạn thừa khả năng trong chức vụ này, bạn hy vọng đạt được gì trong việc này?
- What can you do for me?
- Bạn có thể làm gì cho công ty chúng tôi?
- You don't have the necessary experience or background for this position, so why would my organization benefit from having you in this role?
- Bạn chưa có kinh nghiệm cần thiết cho vị trí này, thì làm sao tổ chức của tôi có lợi khi bạn đảm trách vai trò này?
- How soon would you be able to start this position if we offer it to you?
- Nếu chúng tôi nhận bạn, thì bạn có thể bắt đầu công việc này khi nào?
Eventually, money will become an issue. Among the questions that may arise pertaining to compensation are the following:
Cuối cùng, tiền lương sẽ trở thành một vấn đề. Sau đây là những câu hỏi liên quan đến việc bồi thường:
- What exactly were you paid at your last job? (tell the absolute truth here)
- Cho biết chính xác bạn được trả lương bao nhiêu trong công việc trước đây? (nói thật ở đây)
- What is the minimum salary you will accept? Don’t tell them something you will not be happy with just to get the job.
- Mức lương tối thiểu bạn chấp nhận là bao nhiêu? Đừng nói cho họ mức tối thiểu mà bạn không hài lòng chỉ để được việc.
- What salary range are you wishing to be considered for?
- Mức lương mà bạn muốn chúng tôi xem xét bao nhiêu?
- What are your financial needs?
- Những nhu cầu tài chính của bạn là gì?
Questions You Should Ask in Your Job Interview
Những Câu Hỏi Bạn Nên Hỏi Trong Cuộc Phỏng Vấn
Always prepare questions to ask. Having no questions prepared sends the message that you have not been thinking about the job. Avoid asking questions that are clearly answered on the employer's web site and/or in any literature provided by the employer to you in advance. This would simply reveal that you did not prepare for the interview, and you are wasting the employer's time by asking these questions. Never ask about salary and benefits issues until those subjects are raised by the employer.
Luôn luôn chuẩn bị những câu hỏi để hỏi. Không có câu hỏi là gửi một thông điệp nói rằng bạn chưa từng suy nghĩ đến công việc này. Tránh hỏi những câu hỏi đã được trả lời rõ ràng trên Website của chủ hay trong tài liệu mà chủ đã cung cấp cho bạn trước. Điều này bày tỏ một cách đơn giản rằng bạn chưa chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn và bạn đang lãng phí thời gian của chủ. Đừng bao giờ hỏi lương và những lợi tức khác cho đến khi chủ đề cập đến vấn đề này.
Remember that an interview is a two-way conversation. For you, the interview has two purposes: One, to sell yourself, and two, to evaluate the position. After asking questions, the interviewer usually invites you to ask questions.
Hãy nhớ rằng phỏng vấn là cuộc đàm thoại hai chiều. Đối với bạn, cuộc phỏng vấn có hai mục đích: Thứ nhất là thể hiện chính mình và thứ hai là đánh giá chỗ làm. Sau khi hỏi, phỏng vấn viên thường mời bạn đặt những câu hỏi.
By asking informed questions, such as the following, you not only gain knowledge about the potential employer, but you also make a good impression:
Nhờ hỏi những câu hỏi được thông báo trước như dưới đây, bạn không chỉ có được kiến thức về người chủ tiềm năng, mà còn tạo ra một ấn tượng tốt:
- What is the size of the division, sales volume, and earnings?
- Bộ phận này có bao nhiêu người, sản lượng hàng bán và doanh thu bao là nhiêu?
- Does the company plan to expand? What are the company's strengths and weaknesses compared to its competition?
- Công ty có kế hoạch mở rộng không? Điểm mạnh và điểm yếu của công ty so với đối thủ cạnh tranh là gì?
- What are the significant trends in the industry?
- Các xu hướng có ý nghĩa trong ngành công nghiệp là gì?
- Could you explain your organizational structure?
- Ông có thể giải thích cơ cấu tổ chức của công ty không?
- Can you discuss your take on the company’s corporate culture? What are the company’s values?
- Ông có thể thảo luận văn hóa hợp tác của công ty không? Những giá trị của công ty là gì?
- How would you characterize the management philosophy of this organization?
- Ông vui lòng cho biết đặc trưng về triết lý quản trị của công ty như thế nào?
- Are any acquisitions, divestitures, or proxy fights on the horizon?
- Có khoản thu nhập phụ, trừ bớt hay đấu tranh vì quyền lợi nào không?
- What do you think is the greatest opportunity facing the organization in the near future? The biggest threat?
- Ông nghĩ cơ hội lớn nhất công ty có được trong tương lai gần là gì? Đe doạ lớn nhất là gì?
- How will my leadership responsibilities and performance be measured? And by whom? How often?
- Trách nhiệm lãnh đạo và thành tích của tôi được đo lường như thế nào? Do ai? Thường xuyên không?
- Would there be opportunities for advancement, and, how long before I might be considered for one?
- Có cơ hội thăng tiến nào không và mất bao lâu trước khi tôi có thể được cân nhắc thăng tiến?
- What qualities do you prize the most in those that report directly to you?
- Ông ưu tiên tập trung vào những phẩm chất nào nhiều nhất trong báo cáo trực tiếp cho ông?
- How does the organization rank within its field?
- Tổ chức của ông xếp ở vị trí nào trong lãnh vực này?
- What is the reputation of the department (or facility) to which I am applying?
- Bộ phận (hay cơ sở) mà tôi đang xin vào có danh tiếng gì?
- How is this department (or facility) perceived within the organization (or corporation)?
- Bộ phận (cơ sở) này được tổ chức (tổng công ty) đánh giá thể nào?
- What have been its goals in the last year, and, did it meet them?
- Những mục tiêu của bộ phận này trong năm qua là gì và họ có đạt những mục tiêu này không?
- What would be the goals of the department (or facility) in the coming year?
- Những mục tiêu của bộ phận (cơ sở) này trong năm tới là gì?
- Do you think those are aggressive or conservative goals? Who set them?
- Ông nghĩ những mục tiêu này có áp đặt hay bảo thủ không? Ai đặt ra chúng?
- What problems or difficulties are present in the department (or facility) now?
- Vấn đề hay khó khăn hiện tại trong bộ phận (cơ sở) này là gì?
- What are the most important problems to solve first?
- Vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết là gì?
- What will be the greatest challenge in the job?
- Thách thức lớn nhất trong việc này là gì?
- What are the greatest strengths of this department and company?
- Những ưu điểm lớn nhất của bộ phận này và công ty là gì?
- What would you expect me to accomplish in this job?
- Ông mong tôi hoàn thành điều gì trong công việc này?
- What is your management style?
- Phong cách quản lý của ông là gì?
- How often would we meet together?
- Bao lâu thì chúng ta gặp nhau?
- What responsibilities have the highest priority?
- Trách nhiệm nào có quyền ưu tiên cao nhất?
- Can you describe a typical day for someone in this position?
- Ông có thể mô tả một ngày điển hình của một người làm chức vụ này?
- How might these responsibilities and priorities change?
- Trách nhiệm và quyền ưu tiên này hay thay đổi như thế nào?
- How much time should be devoted to each area of responsibility?
- Tôi dành bao nhiêu thời gian cho mỗi lãnh vực trách nhiệm?
- What qualifications are you looking for in the person who fills this job?
- Những phẩm chất nào mà ông đang tìm ở người sẽ làm công việc này?
- What are some examples of the achievements of others who have been in this position?
- Các thành tích mà những người đã ở trong chức vụ này có được là gì?
- How many people have held this job in the last five years? Where are they now?
- Có bao nhiêu người đã giữ công việc này trong 5 năm qua? Bây giờ họ ở đâu?
- Why isn't this job being filled from within?
- Tại sao không phân bổ công việc này cho một người từ trong công ty?
- What is the history of this position?
- Lịch sử vị trí này như thế nào?
- What are the traits and skills of people who are the most successful within the organization?
- Đâu là những đặc điểm và kỹ năng của những người thành công nhất trong tổ chức này?
- If this position is offered to me, why should I accept it?
- Nếu tôi được giao việc này, vì sao tôi nên nhận?
- Why did you come to work here? What keeps you here?
- Tại sao ông đến làm việc ở đây? Điều gì giữ ông lại đây?
- What do you see in my personality, work history or skill set that attracts you to me?
- Ông thấy gì trong nhân cách, kinh nghiệm làm việc hay kỹ năng của tôi đã thu hút ông?
- How soon do you expect to make a decision?
- Ông dự tính đưa ra quyết định sớm nhất là khi nào?
- If I am offered the position, how soon will you need my response?
- Nếu tôi được giao việc này, thì ông cần tôi đáp ứng sớm như thế nào?
When the position involves management of other employees, you may also wish to ask some of these questions:
Khi chức vụ liên quan đến quản lý những nhân viên khác, bạn cũng nên hỏi một số câu hỏi này:
- How much authority will I have in running the department (or facility)
- Tôi có bao nhiêu quyền khi điều hành bộ phận (cơ sở) này?
- Are there any difficult personalities on the staff?
- Có ai khó chịu trong đội ngũ nhân viên không?
- Have you already identified staff or staffs that should be let go or transferred?
- Ông có thấy nhân viên nào cần cho nghỉ hay chuyển công tác không?
- Have you already identified staff members that are stars and are in line for promotion?
- Ông có nhận thấy nhân viên nào là những ngôi sao và ở trong danh sách thăng chức không?
- How many employees would I supervise?
- Tôi sẽ giám sát bao nhiêu nhân viên?
- What condition is morale in, and why?
- Trong điều kiện nào cần có hạnh kiểm và tại sao?
- May I see an organizational chart?
- Tôi có thể xem Bảng Cơ Cấu Tổ Chức được không?
Finally, you may want to discuss issues of compensation. Following are some suggestions for questions pertaining to salary and benefits packages:
Cuối cùng, có lẽ bạn muốn thảo luận các vấn đề bồi thường. Dưới đây là một số gợi ý cho những câu hỏi về gói tiền lương và lợi tức:
- What are the benefits and perks?
- Các lợi tức và tiền thù lao là bao nhiêu?
- What is the salary range?
- Mức lương bao nhiêu?
- What is my earnings potential in 1, 3, 5, and 10 years?
- Tiềm năng thu nhập của tôi trong 1,3, 5 và 10 năm là bao nhiêu?
If commissions are involved, ask about the median salary of a person holding a position comparable to that which you are seeking.
Nếu có tiền huê hồng, hãy hỏi về lương trung bình của một người giữ chức vụ tương đương với chức vụ bạn đang xin.