Chapter 7

LISTEN TO CHAPTER 7: THE BRIDGE TO FULFILLMENT

The Bridge to Fulfillment

Cầu Nối Sự Thoả Lòng

Stay or Quit your Job/Career

Tiếp tục hay Nghỉ Việc/Nghề Nghiệp

It is wise to take a little time to look down the road and ask yourself the question: Am I on the road to being fulfilled? Is the vocational road I am currently traveling going to get me to my career destination? Asking such questions automatically brings about more questions. Then there is the big question: Should I stay in my current job or should I move on to a different company or possibly career?

Thật khôn ngoan khi dành một ít thời gian nhìn lại và tự hỏi: Tôi có đi trên con đường đến sự thoả lòng không? Con đường mà tôi hiện đang đi có đưa tôi đến đích nghề nghiệp của mình không? Đặt những câu hỏi thế này tự nhiên sẽ nảy sinh thêm nhiều câu hỏi. Thế rồi có một câu hỏi lớn: Tôi nên tiếp tục với công việc hiện tại hay nên chuyển đến một công ty khác hay có lẽ một việc làm khác không?

Thinking of a New Job?

Nghĩ đến một Công Việc Mới?

People quit jobs every day, so what is the purpose in taking time to discuss whether or not to quit and seek a new job? Many of your co-workers may make statements like: It is just a job, a place to go, time to put in, and a salary to receive. While all of that is true, there is a much bigger picture in our careers than just time spent at work. We spend 40% of our waking hours in our occupation. We ought to make the most of it. Only a fool would say it doesn’t matter how we spend 40% of our time! Secondly, our career says a whole lot about who we are and what brings fulfillment to us. Also, we need to realize there are forces around us that just cause us to want to quit at times; it is best to know how to handle these forces. We need to resist them when they are bad for us and learn from them when we can better ourselves. Considering a job change should be done as a process.

Người ta nghỉ việc mỗi ngày, vì vậy đâu là mục đích khi dành thời gian thảo luận nên hay không nên nghỉ việc và tìm một việc mới? Nhiều đồng nghiệp của bạn có lẽ phát biểu như: Đó chỉ là một công việc, một chỗ làm, là thời gian để đầu tư và để nhận lương. Trong khi hết thảy điều này đều đúng, thì trong nghề nghiệp của chúng ta, có một bức tranh lớn hơn nhiều thời gian dành cho công việc. Chúng ta dành 40% thời gian tỉnh thức của chúng ta cho nghề nghiệp. Chúng ta phải tận dụng nó tối đa. Chỉ có người dại mới nói rằng sử dụng 40% thời gian như thế nào chẳng hệ trọng gì. Thứ hai, nghề nghiệp của chúng ta cho biết nhiều về chúng ta là ai và điều gì đem lại sự thỏa lòng cho chúng ta. Chúng ta cũng nhận ra rằng có những ảnh hưởng xung quanh chúng ta khiến chúng ta muốn bỏ cuộc nhiều lần; tốt nhất là biết cách thế nào kiểm soát những ảnh hưởng này. Chúng ta cần chống lại những ảnh hưởng này khi chúng có hại cho chúng ta và học từ chúng để có thể tốt hơn cho mình. Suy xét sự thay đổi công việc nên được hoàn tất như một tiến trình.

Good jobs are extremely important; a good job means you have a lot of responsibility. With so much responsibility, there is going to come a time in the life cycle of your current job that you are going to struggle. It is that time when the new job that you took is no longer new; your family and friends are no longer constantly talking up your new position; your co-workers are now taking you for granted; and the excitement you first experienced is gone. Most new initiatives such as a job, going to college, starting a company, etc. will hit this decline in excitement at 18 months or so.

Những công việc tốt là cực kỳ quan trọng; một việc tốt nghĩa là bạn có nhiều trách nhiệm. Với nhiều trách nhiệm như thế, sẽ có lúc bạn phải tranh chiến trong chu kỳ sống của công việc hiện tại của bạn. Đó là lúc công việc mới mà bạn đảm nhận không còn mới nữa; gia đình và bạn bè không còn thường xuyên bàn tán về chức vị mới của bạn nữa, đồng nghiệp của bạn bây giờ đang xem thường bạn và sự phấn khích mà bạn có trước đây bây giờ không còn nữa. Hầu hết những ý tưởng mới như một công việc, học đại học, thành lập một công ty… vv sẽ làm giảm dần sự phấn khích đó sau 18 tháng .

Unfortunately, some will say it is time to quit. They do this without even thinking the difficulty is temporary; it is just a phase and everyone goes through it at one time or another. Actually, it is the worst time to quit because you will face this same experience in your next new job. And you will be faced with the very same temptation – to quit out of a bad emotion. Instead of quitting, use this experience to look at what you are doing, and what you can do to get your career where you feel like it should be.

Không may thay, một số người sẽ nói đó là lúc phải nghỉ việc. Họ làm thế thậm chí không nghĩ đến khó khăn tạm thời; đó chỉ là một giai đoạn và mọi người phải trải qua vào lúc này hay lúc khác. Thực ra, nghỉ việc lúc này là tệ hại nhất vì bạn sẽ gặp lại kinh nghiệm này trong công việc mới. Và bạn sẽ đối diện với cùng một cám dỗ – nghỉ việc vì một cảm xúc không tốt. Thay vì nghỉ việc, hãy dùng kinh nghiệm này để xem xét điều bạn đang làm và những gì bạn có thể làm để đưa nghề nghiệp của bạn đến chỗ bạn muốn.

When I was a senior in high school, my best friend nominated me to be recognized as the most versatile person in the senior class. I thought, “Yea, that is who I am.” By the way, I did not win the nomination, but it stayed with me that being versatile was good. I thought it was something I should continue to strive to be. I think a little differently now. If being versatile means I can do a lot of things for my wife and family, it is good. If being versatile means I am someone who helps other people in their time of need, that is good. If being versatile means I can serve God and my community, it is good. However, if you mean that being versatile and well rounded is the secret to success in the work place – that is not so.

Khi tôi còn là một học sinh năm cuối ở trung học, bạn thân nhất của tôi đề cử tôi là một người linh hoạt nhất để được công nhận trong lớp. Tôi nghĩ: “Vâng, đấy đúng là tôi.” Dẫu vậy, tôi đã không thắng sự đề cử, nhưng điều đó cứ ở với tôi rằng trở nên linh hoạt là tốt. Tôi nghĩ đó là điều mình nên tiếp tục theo đuổi. Bây giờ tôi có suy nghĩ hơi khác một ít rồi. Nếu linh hoạt có nghĩa tôi có thể làm nhiều việc cho vợ tôi và gia đình tôi thì đó là điều tốt. Nếu trở nên linh hoạt có nghĩa tôi là một người giúp những người khác lúc họ cần là điều tốt. Nếu linh hoạt có nghĩa tôi có thể phục vụ Thượng Đế và cộng đồng của tôi thì thật tốt. Tuy nhiên, nếu bạn có ngụ ý rằng trở nên linh hoạt và tài giỏi là bí quyết thành công trong công sở – thì không như vậy.

When you are ready to select a bank to do business with, you look for a bank that is good at doing the things you need. If you have money to invest, you want a bank that pays a good return on your investment. If you write a lot of checks each month, you want a bank that has no check writing fees. If you travel a lot, you may want a bank that can handle some things for you while you are out of town. You will not be looking for a bank that has employees who are good soccer players, can cook good food, and repair flat tires. If you need surgery, do you want a doctor who is generally good at doing most anything? No, you want one who specializes in your particular surgery need. If you are going to a restaurant, more than likely you have in mind a type of food you want to eat. That is why we have different restaurants, so each one has the potential to be the very best in the type of food it serves.

Khi bạn sẵn sàng chọn một ngân hàng để làm ăn, bạn sẽ tìm ngân hàng nào giỏi những mặt bạn cần. Nếu bạn có tiền đầu tư, bạn muốn một ngân hàng trả lãi tốt cho sự đầu tư của bạn. Nếu bạn giao dịch ngân phiếu mỗi tháng, bạn muốn một ngân hàng nào không thu phí giao dịch. Nếu bạn đi lại nhiều, có lẽ bạn muốn một ngân hàng có thể giải quyết một số việc cho bạn khi bạn không có mặt trong thành phố. Bạn sẽ không tìm ngân hàng có những nhân viên giỏi chơi bóng đá, giỏi nấu ăn và biết vá xe. Nếu bạn cần giải phẫu, bạn có muốn một bác sĩ đa khoa giỏi làm mọi việc không? Không, bạn muốn một bác sĩ có chuyên môn cụ thể trong lĩnh vực bạn cần. Nếu bạn đi nhà hàng, hầu như bạn đã nghĩ đến món ăn mà bạn muốn. Đó là lý do tại sao chúng ta có nhiều nhà hàng khác nhau, vì thế mỗi một nhà hàng đều có tiềm năng nấu ăn ngon nhất loại thức ăn mà nó phục vụ.

In a society where you are free to be the very best at what you do, those who are exceptional are rewarded. Once you discover this, your incentive to be really good at your career will increase. This should be a consideration as you evaluate your current job. Can you actually improve your skills and your value as an employee at your current company? Are you utilizing your skills and abilities in your current career? Being able to excel or better yet, being able to fully realize your potential are worthy considerations as you consider whether to stay or quit.

Trong một xã hội mà bạn được tự do làm tốt nhất điều bạn có thể, thì người nào xuất sắc sẽ được thưởng. Một khi khám phá ra điều này, sự phấn khích nghề nghiệp của bạn sẽ tăng lên. Đây là điều cần nên suy xét khi đánh giá công việc hiện tại của bạn. Bạn có thể thực sự cải thiện những kỹ năng và nhận thức của mình khi là nhân viên công ty hiện tại không? Bạn có tận dụng những kỹ năng và khả năng của mình trong nghề nghiệp hiện tại của bạn không? Có khả năng vượt trội hay làm tốt hơn, nhận thức đầy đủ tiềm năng của bạn là những điều đáng để xem xét khi bạn dự tính nên nghỉ việc hay ở lại.

Thirdly, if your decision is to quit your job, it is best to know ahead of time some of the emotional forces that will be affecting you. Then you can make an objective decision. Emotion is powerful, and it is important. However, a decision based solely on emotion will eventually fail you – when the emotion runs out. In making decisions that affect your career, you not only need emotion, but you also need knowledge and determination.

Thứ ba, nếu quyết định của bạn là nghỉ việc, tốt nhất nên biết trước rằng những ảnh hưởng cảm xúc sẽ ảnh hưởng bạn. Thế bạn mới có quyết định khách quan. Cảm xúc có sức mạnh và quan trọng. Tuy nhiên, một quyết định chỉ dựa vào cảm xúc không thôi cuối cùng sẽ làm bạn thất bại - khi cảm xúc qua đi. Trong những quyết định có ảnh hưởng đến nghề nghiệp, bạn không chỉ cần cảm xúc, mà bạn cũng cần có tri thức và lòng quyết tâm.

I have often heard it said that if you keep on doing the same thing in the same manner you get the same results. Maybe you don’t need to quit your job, just quit doing some of what you do that is not necessary and/or non-productive. It could just be a simple matter of some personal adjustments you need to make.

Tôi thường nghe người ta nói rằng nếu bạn tiếp tục làm cùng một việc theo cách cũ thì bạn sẽ được kết quả như cũ. Có lẽ bạn không cần nghỉ việc, chỉ cần thôi làm một số việc không cần thiết hoặc không hiệu quả. Đây chỉ là vấn đề giản của vài sự điều chỉnh mang tính cá nhân mà bạn cần làm.

But whatever you do, the choice of quitting hopefully can be one you plan out rather than feel like you have no other alternative. Here are some forces that will go through your mind just prior to, or right after, quitting:

Nhưng dù bạn làm điều gì chăng nữa, hy vọng chọn lựa nghỉ việc có thể là điều bạn đã hoạch định trước hơn là bạn cảm thấy bạn không có cách nào khác. Sau đây là một số tác động trong trí bạn ngay trước hay ngay sau nghỉ việc:

1. Pride will tell you to not quit. After all you have a nice salary, you can stick it out, or your company is really well known. But all of these things are not allowing you to realize your full potential.

Sự kiêu hãnh sẽ bảo bạn đừng nghỉ việc. Cuối cùng bạn có một lương tốt, bạn có thể bám lấy công việc hoặc công ty của bạn thật sự rất nổi tiếng. Nhưng tất cả những điều này không cho phép bạn biết hết tiềm năng của bạn.

2. “You should never quit!” or “Quitters are losers!” You have probably heard people say this, but the truth is quitting for the right reason is productive, and brave also.

“Bạn đừng bao giờ bỏ cuộc!” hay “Những người bỏ cuộc là những người thất bại!” Có lẽ bạn đã nghe người ta nói điều này, nhưng sự thật của nghỉ việc vì lý do chính đáng thì có lợi và cũng là sự can đảm.

3. “If you quit, everyone will call you a failure!” I ask, “Failure at what?” As long as you stick with your Personal Vision Statement (See Chapter 1), you are not failing. Remember, your personal vision does not change (at least not very often), but the strategies you utilize to accomplish it are always up for review. Determine that you will strive to always make any job change one that will allow you to accomplish your life goals.

“Nếu bạn nghỉ việc, mọi người sẽ gọi bạn là kẻ thất bại!” Tôi hỏi: “Thất bại cái gì?” Chừng nào bạn gắn bó với Tôn Chỉ Khải Tượng Cá Nhân (Xem Chương 1), thì bạn chưa thất bại. Hãy nhớ khải tượng cá nhân của bạn không thay đổi (ít nhất là không thường xuyên), nhưng chiến lược bạn dùng để hoàn tất khải tượng thì luôn cần ôn lại. Xác định rằng chính bạn rằng bạn sẽ luôn cố gắng tạo nên sự thay đổi công việc sẽ cho phép bạn hoàn thành những mục tiêu trong cuộc đời bạn.

            No matter what your ultimate decision may be, it is best to take time to evaluate why you are contemplating making a decision to quit and get a new job or career. People make changes in their lives all the time. There is nothing to be ashamed of in quitting. The key is to quit intentionally rather than quit as a reaction, especially a reaction to something over which you have no control.

Cho dù quyết định tối hậu của bạn là gì không quan trọng, tốt nhất là cần dành thời gian đánh giá vì sao bạn có quyết định nghỉ việc và tìm công việc hay một nghề nghiệp mới. Người ta luôn có những thay đổi trong cuộc đời. Chẳng có gì hổ thẹn khi nghỉ việc. Điều quan trọng là nghỉ việc có mục đích hơn là nghỉ vì do phản ứng, đặc biệt là phản ứng với điều mà bạn mất tự chủ.

Evaluate Before You Decide

Đánh Giá Trước Khi Quyết Định

If you are seriously contemplating a change in your job, set up a plan or strategy by which to make a decision about quitting OR staying. This will keep you from making a decision too quickly, or one you will regret later. At this point I would not set up the kind of criteria where you have a list of six (6) items, and if you can check off five (5) of them, then you quit. Rather, it is better to do a self analysis. In this way your decision will become obvious, and you will learn a few things about yourself at the same time.

Nếu bạn đang nghiêm túc dự định có sự thay đổi trong công việc của bạn, hãy lập một kế hoạch hay chiến lược qua đó quyết định nghỉ HAY ở lại. Điều này sẽ giúp bạn không quyết định quá vội, hay một quyết định mà về sau phải hối hối tiếc. Ở điểm này, tôi sẽ không đưa ra những tiêu chuẩn gồm một loạt sáu (6) điều, và nếu bạn đánh dấu bỏ năm (5) trong số đó, thì bạn nghỉ việc. Tốt hơn là phải có sự phân tích bản thân. Theo cách này, quyết định của bạn sẽ trở nên rõ ràng và đồng thời bạn sẽ rút ra một số bài học cho mình.

Do you enjoy going to work each day? That sounds like a very simple question, but people approach the topic in different ways. Some people think they are not supposed to like their work, no matter what job they have or what company they work for. That is a horrible way to think. You are alive for a purpose, and you are made for a mission. You can enjoy your daily routine if you accept the fact that you are unique. Therefore, each day can be a learning process, a growing and contributing experience. Yes, it is possible to enjoy daily labor. However, if your current daily work does not fit your unique purpose and mission in life, the joy is gone from the contribution your efforts are bringing to your company and to your society. Is it your job, or is it you? If you determine the problem is you (bad attitude, bad habits, etc.), then a new job will not be the answer.

Bạn có thấy thích thú làm việc mỗi ngày không? Đây nghe như là một câu hỏi rất đơn giản, nhưng người ta tiếp cận chủ đề này theo những cách khác nhau. Một số nghĩ rằng họ không cần phải thích công việc của mình, họ làm việc nào hay cho công ty nào không thành vấn đề. Đây là cách suy nghĩ tệ hại. Bạn đang sống vì một mục đích và bạn được dựng nên cho một sứ mệnh. Bạn có thể thấy thích những công việc quen thuộc hằng ngày nếu bạn chấp nhận sự thật rằng bạn là người độc nhất. Vì thế, mỗi ngày có thể là một quá trình học vấn, một kinh nghiệm phát triển và đóng góp. Vâng, có thể thấy thích công việc hằng ngày. Tuy nhiên, nếu công việc hiện tại hàng ngày không thích hợp với mục tiêu và sứ mệnh đặc biệt trong cuộc đời bạn, thì sự đóng góp nỗ lực của bạn cho công ty và xã hội không còn là niềm vui nữa. Có phải vì công việc hay vì bạn? Nếu bạn xác định vấn đề là chính bạn (thái độ xấu, thói quen xấu, vv.) thì công việc mới không phải là giải đáp.

Hopefully by now you have taken the time to write out a Personal Vision Statement and mission for your life (See Chapter 1). Do your daily tasks fit in well with the purpose of the company that you work for? Are there requirements in your present job that create too much stress for you or put you in awkward situations? Only you can answer questions such as these.

Hy vọng đến giờ này bạn đã dành thời gian viết ra Tôn Chỉ Khải Tượng Cá Nhân và sứ mệnh cho cuộc đời bạn. (Xem Chương 1) Nhiệm vụ hằng ngày của bạn có phù hợp với mục đích của công ty bạn làm việc không? Có yêu cầu nào trong công việc hiện tại gây ra quá nhiều căng thẳng cho bạn hay đặt bạn vào những tình huống khó xử không? Chỉ có bạn mới có thể trả lời những câu hỏi này.

Just because a job doesn’t seem right for you at the present moment doesn’t mean the situation cannot be corrected. Now is the time to take all emotion out of your decision making and be objective. You want to make a determined effort to see if the situation can be improved. Think about all the options you have: move to another department, reassign some responsibilities, confront difficult people, ask for a raise in salary, or a bonus. These are a few of the options, but your situation is unique and you have to determine what options are available to you to bring your responsibility/tasks/benefits in line with your mission in life.

Chỉ vì công việc có vẻ không thích hợp cho bạn vào lúc này, thì không hẳn tình hình sẽ không thể điều chỉnh được. Bây giờ là lúc phải loại bỏ mọi cảm xúc ra khỏi quyết định của bạn và hãy khách quan. Bạn muốn quyết tâm nỗ lực để xem liệu tình huống có thể cải thiện không. Hãy nghĩ về những lựa chọn bạn có: hãy chuyển đến một bộ phận khác, phân công lại một số trách nhiệm, chất vấn với những người khó khăn, yêu cầu tăng lương hay tiền thưởng. Đây là một số chọn lựa, nhưng tình huống của bạn là độc nhất và bạn phải quyết định lựa chọn nào sẵn có cho bạn để làm cho trách nhiệm/nhiệm vụ/lợi ích của bạn xứng với sứ mệnh trong cuộc đời bạn.

Finally, I ask a two-fold question related to your current company. Do you enjoy the people you are around; in twelve months do you want to be at this same job or company?  If you have honestly evaluated your current situation and can say “No” to either of the above, it would be better to make the break sooner than to wait until you just give in and attempt to survive by staying too long. There are times when it is best to get out, especially if you feel like you made a bad career decision to get the job.

Cuối cùng, tôi hỏi một câu hỏi hai mặt liên quan đến công ty hiện tại của bạn. Bạn có thích những người xung quanh bạn không? Trong mười hai tháng bạn có muốn làm cùng một công việc hay tại cùng một công ty không? Nếu bạn đã thành thật đánh giá hoàn cảnh hiện tại của bạn và nói “không” với một trong hai câu hỏi trên, tốt hơn bạn nên sớm nghỉ ngơi thay vì phải chờ đợi cho đến khi bạn bỏ cuộc và cố gắng tồn tại nhờ vì lại quá lâu. Có những lúc, tốt nhất là bước ra, đặc biệt là lúc bạn cảm thấy bạn đã có một quyết định không tốt để nhận công việc đó.

Stay and Be Fulfilled

Hãy Kiên Trì và Hãy Thoả Lòng

Let’s say you have just made a decision to remain at your current job with your current employer. The very fact that you were considering a change indicates some dissatisfaction or frustration that your employment was not allowing you to reach your full potential. You wanted to make some changes, but after evaluation you decided that a job change would not be the best for right now.

Giả sử bạn vừa mới đưa ra một quyết định ở lại với công việc đang làm với chủ nhân hiện nay của bạn. Sự kiện bạn nghĩ đến một sự thay đổi cho thấy mức độ không thoả lòng hay thất vọng vì công việc của bạn không cho phép bạn đạt đến tiềm năng tối đa của mình. Bạn muốn có một vài thay đổi, nhưng sau khi đánh giá, bạn đã quyết định rằng đổi việc lúc này chẳng phải là điều tốt nhất.

Let me suggest that you can still make changes. And guess what, the change is you. You ruled out external change (job, etc.), but that doesn’t mean you cannot make some adjustments in your own mind that will move you toward some of the changes you hoped for if you had resigned. You have eliminated the externals, so now the change must be internal, your only option. Four (4) things you want to consider in order to help you in your current work environment would also be of value to you when you do make a change in employment. Yes, it is time for a check up, but you get to be the doctor.

Tôi đề nghị bạn vẫn có thể có những thay đổi. Hãy đoán xem, sự thay đổi đó chính là bạn. Bạn loại bỏ sự thay đổi ngoại cảnh (công việc vv.) nhưng không có nghĩa bạn không thể có những điều chỉnh trong trí để có thể đưa bạn đến với một số thay đổi mà bạn đã hy vọng nếu bạn từ chức. Bạn đã loại bỏ những ngoại cảnh, vì thế bây giờ thay đổi phải từ bên trong, lựa chọn duy nhất của bạn. Bốn (4) điều mà bạn cần xem xét để giúp bạn trong môi trường làm việc hiện tại sẽ có giá trị với bạn khi bạn đưa ra một thay đổi trong công việc. Vâng, đến lúc phải khám bệnh tổng quát, nhưng bạn phải là bác sĩ.

1.     Make a Self-Assessment

Lập Bảng Tự Đánh Giá

Take an honest look at yourself and ask yourself the question, “Why would an employer want to hire me?” Have you recently updated your resume? If not, do it; it will be a good exercise. How about ongoing education needs for your ultimate career choice? Education never stops. Change is all around, and if you want to be a highly desired employee, you need to be trained and informed on things related to your career.

Hãy thành thật nhìn vào chính mình và đặt câu hỏi: “Tại sao một người chủ muốn thuê mướn mình?” Gần đây bạn có cập nhật lý lịch xin việc không? Nếu không, hãy làm điều này đi; đây là một việc tốt. Còn nhu cầu học tiếp để có lựa chọn tối ưu cho nghề nghiệp thì sao? Việc học không bao giờ ngừng. Thay đổi luôn diễn ra xung quanh và nếu muốn trở thành một nhân viên được nhiều người ưa chuộng, bạn cần phải được đào tạo và thông biết những gì liên quan đến nghề nghiệp của mình.

2.     What is your Mind Set?

Ý thức hệ của bạn là gì?

Really, this whole process is about change. If in reality, you do not believe change will occur, it probably will not. However, if you realize you are as capable of making a change as your boss, then you are creating a mind-set that will allow you to make improvements.

Thực sự, toàn bộ quá trình này là sự thay đổi. Trong thực tế, nếu bạn không tin thay đổi sẽ xảy ra, có lẽ nó sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, nếu bạn nhận ra rằng bạn có khả năng tạo ra một sự thay đổi giống như chủ của bạn, thì bạn đang tạo ra một ý thức hệ cho phép bạn cải tiến.

3.     Check Your Habits

      Kiểm Tra Thói Quen

You know them all because they are the very things you complain about in your friends and colleagues: being punctual, completing tasks, accepting blame when it is yours to accept, and giving credit to others who deserve it.

Bạn biết hết những thói quen này vì đây chính là những gì bạn phàn nàn bạn bè và đồng nghiệp như: việc đúng giờ, hoàn thành nhiệm vụ, thừa nhận lỗi nếu đó là lỗi đúng và thừa nhận công lao đối với những người xứng đáng.

4.     Check Your Attitude

       Kiểm Tra Thái Độ

Attitudes are a little different. It is hard for us to see ourselves as others see us. You really need to make an honest assessment of your attitude and even double check that with a colleague who you know will be honest with you. On these several workplace killers we tend to grade ourselves a little higher than we should.

Thái độ thì hơi khác một chút. Chúng ta khó nhìn thấy chính mình hơn người khác. Bạn thật sự cần đánh giá chân thật thái độ của mình và ngay cả phải kiểm tra lại với một đồng nghiệp mà bạn biết sẽ thành thật với bạn. Tại nơi công sở, chúng ta có khuynh hướng cho điểm chính mình cao hơn con điều phải làm.

Don’t allow complacency to set in. You have just made a decision to stay at your current place of employment. You were considering a change. You may be a little disappointed and discouraged. The temptation will be to become complacent. No matter how good – or how bad –you have been in your past work experience, now is the time to treat your employment as if you are starting over. Treat every work day and project with enthusiasm and diligence.

Đừng để sự mãn nguyện xen vào. Bạn vừa mới quyết định ở yên với chỗ làm hiện tại của bạn. Bạn đã xem xét một sự thay đổi. Bạn có lẽ hơi bị thất vọng và chán nản. Sự cám dỗ đó là mãn nguyện. Dù tốt hay xấu thế nào chăng nữa - bạn đã trải qua những kinh nghiệm công việc trong quá khứ, bây giờ là lúc bạn phải đãi công việc của bạn như thể bạn đang bắt đầu. Hãy đãi mỗi ngày làm việc và mỗi dự án bằng lòng nhiệt huyết và siêng năng.

Don’t allow anger to set in. The fact you didn’t make or didn’t get to make a change may very well cause anger. There is nothing productive about anger, and worse, it will spill over into your life outside your career.

Đừng để cơn giận xen vào. Sự thật bạn đã không thay đổi hay không để sự thay đổi có thể là nguyên nhân gây ra sự tức giận. Cơn giận thì chẳng ích chi và xấu nhất, nó sẽ đầy dẫy đời sống và lấn sang nghề nghiệp của bạn.

Did you desire another job that you just couldn’t obtain? It is best to completely forget about it. Rather than being envious, let the accomplishments of others become an opportunity for you to compliment and encourage them. You will be surprised as to how it will help you.

Bạn đã ước ao một công việc khác mà bạn không thể đạt được không? Tốt nhất là hãy quên nó đi. Thay vì ganh tị, hãy để những thành đạt của những người khác trở thành cơ hội cho bạn để tán dương và khích lệ họ. Bạn sẽ ngạc nhiên thể nào điều này giúp ích cho bạn.

How to Quit Professionally

Làm Thế Nào Nghỉ Việc Cách Chuyên Nghiệp

Now let’s look at someone who has evaluated the current situation and has made the decision to resign. You have been a faithful and devoted employee to your current employer. Now that you are planning to move on to another job, you want to ensure that you will leave your job with dignity. This will produce at least two things for you: First, it creates a positive transition for all involved, especially you. Secondly, by leaving with dignity, your soon-to-be-former employer and fellow employees will retain a positive opinion of you. That will be valuable to your own self esteem as well as your future career.

Bây giờ, hãy xem việc ai đó đã đánh giá tình hình hiện tại và quyết định xin thôi việc. Bạn đã là một nhân viên trung thành và hết lòng với chủ hiện tại của mình. Bây giờ, bạn có kế hoạch chuyển đến một việc khác, bạn muốn bảo đảm rằng bạn sẽ nghỉ việc với phong thái bình thản. Điều này sẽ nảy sinh hai điều cho bạn: Trước hết, nó tạo ra một sự chuyển tiếp tích cực cho tất cả những người có liên quan, đặc biệt là bạn. Thứ hai, nhờ nghỉ việc với phong thái bình thản, chủ nhân và những đồng nghiệp trước đây của bạn vẫn giữ ý kiến tích cực về bạn. Điều này rất có gía trị cho sự đánh giá cao bản thân cũng như nghề nghiệp tương lai của bạn.

At this point, you are the one who is in control. You decide when to and how to announce your resignation. Leaving with the same mutual respect you came with on your first day of employment will provide smooth transition. No new employer or new co-worker wants to hear about any negative feelings or experiences at your former place of employment. At the same time, you would not want any former colleagues talking to others out in the community in some negative fashion about you.

Tại thời điểm này bạn là người tự chủ được mình. Bạn quyết định sẽ thông báo xin thôi việc khi nào và như thế nào. Nghỉ việc với cùng một sự tôn trọng nhau như lúc bạn đến làm việc ngày đầu tiên sẽ đem lại một sự chuyển tiếp nhẹ nhàng. Không một người chủ mới hay đồng nghiệp nào muốn nghe những cảm nghĩ hay những kinh nghiệm tiêu cực ở chỗ làm cũ của bạn. Đồng thời, bạn không muốn bất cứ đồng nghiệp cũ nào nói tiêu cực về bạn với những người khác trong cộng đồng.

A past employer can be a helpful resource in your career. So the last thing you want to do is to drop everything and leave them stranded. Your goal should be to build bridges and not burn them. It is just a matter of personal integrity to follow through on any and all obligations you have initiated. The following list will ensure a smooth transition and resignation in a professional way:

Người chủ cũ của bạn có thể là một nguồn hữu dụng trong nghề nghiệp của bạn. Vì thế, điều cuối cùng bạn muốn làm là bỏ đi tất cả và để hết lại đằng sau. Mục tiêu của bạn phải là xây cầu chứ không phải đốt cầu. Đây là vấn đề chính trực cá nhân mà bạn phải theo đuổi và mọi bổn phận bạn muốn chu toàn. Những điểm nêu dưới đây sẽ bảo đảm một sự chuyển tiếp và nghỉ việc nhẹ nhàng theo cách chuyên nghiệp.

1.     Give Appropriate Notice

Đưa Ra Thông Báo Thích Hợp

There is no industry standard as to how many days notice you should give as you resign. In most cases the minimum is two weeks, and the more professional the position, more like a month or more. This will be your decision unless your employer requests it be otherwise. If that is the case, you will certainly want to do everything you can to meet your employer’s wishes. This is a good time to think about your fellow workers. Some of them may have to fill in for some of your responsibilities as you exit. Because you care about these people, as well as your new employer, you want to make the transition workable for everyone.

Không có tiêu chuẩn công nghiệp nào về việc phải báo trước bao nhiêu ngày trước khi xin thôi việc. Đa số trường hợp, thời gian tối thiểu là hai tuần và chức vụ nào càng chuyên môn, thì thời gian có thể là một tháng hay nhiều hơn. Đây sẽ là quyết định của bạn, trừ khi người chủ của bạn yêu cầu ngược lại. Nếu trong trường hợp, chắc bạn sẽ muốn làm mọi việc có thể để đáp ứng những mong đợi của chủ mình. Đây là thời điểm tốt để nghĩ đến những đồng nghiệp của bạn. Ai đó có lẽ phải gánh một số trách nhiệm của bạn khi bạn nghỉ việc. Vì bạn quan tâm đến những người này, cũng như người chủ mới của bạn, bạn muốn làm cho sự chuyển tiếp trở nên nhẹ nhàng cho mọi người.

2.     Continue to Work Hard

      Tiếp Tục Làm Việc Siêng Năng

Most of your fellow workers will assume now that you have resigned, you will not be working at full speed. It is a natural tendency to not have the desire to work as hard because your vision and focus are changing. Others who work with you will tend to grow a bit distant. However, if you continue to work as hard as you previously have or even harder in your final days, it will be an example to everyone not only of the integrity you have, but also the respect an employer is due.

Đa số đồng nghiệp của bạn cho rằng bây giờ bạn đã nghỉ việc, bạn sẽ không còn làm việc với tốc độ như trước nữa. Đây là một khuynh hướng tự nhiên không muốn làm việc nhiều vì tầm nhìn và sự tập trung của bạn đang thay đổi. Số khác làm việc với bạn có khuynh hướng gia tăng khoảng cách với bạn. Tuy nhiên, nếu bạn tiếp tục làm việc chăm chỉ như trước đây hay thậm chí làm nhiều hơn vào những ngày cuối ở công ty, thì đó sẽ là một gương mẫu cho mọi người, không chỉ vì sự chánh trực bạn có mà còn vì sự tôn trọng chủ.

3.     Take Time to Celebrate 

Dành Thời Gian Ăn Mừng

While it is true that many of your colleagues will grow a bit distant because of your upcoming departure, at the same time many of them will want to take the time to celebrate what you have accomplished as well as your new job. Allow them the freedom and opportunity to celebrate with you. This is part of the smooth transition you want.

Đúng là nhiều đồng nghiệp của bạn sẽ tạo ra một khoảng cách vì sự sắp ra đi của bạn, đồng thời nhiều người trong số họ muốn dành thời gian ăn mừng những gì bạn đã hoàn thành, cũng như công việc mới của bạn. Hãy cho phép họ tự do và có cơ hội ăn mừng với bạn. Đây là một phần trong việc chuyển tiếp nhẹ nhàng mà bạn muốn.

4.     Look to the Future

Hướng Đến Tương Lai

The past is totally behind. Now is the time for you to be positive not only about the future, but also the past. Really, you do not have the time to dwell on the past, especially any negative experiences. Spend your time evaluating your soft skills, work habits, and ensuring that you are organized for your new task. If your current employer asks you to give him feed back about him, the company, or your relationship to the company and your work, be very careful how you word your statements. In reality, if he is really interested in your evaluation, he would have asked before you announced your resignation. He may just be looking for some positive affirmation for himself or his company and not at all interested in any objective evaluation.

Quá khứ hoàn toàn ở phía sau. Bây giờ là lúc bạn phải tích cực không chỉ đối với tương lai mà còn với cả quá khứ nữa. Thực sự, bạn không có thời gian để ở trong quá khứ, đặc biệt là với bất cứ những kinh nghiệm tiêu cực nào. Hãy dành thời gian đánh giá những kỹ năng còn yếu, thói quen làm việc và bảo đảm rằng bạn đã chuẩn bị cho nhiệm vụ mới. Nếu người nhân hiện tại của bạn yêu cầu bạn đưa ra phản hồi về ông, công ty, mối quan hệ của bạn với công ty và về công việc, thì hãy cẩn trọng cách dùng từ trong những câu nói của bạn. Trong thực tế, nếu người chủ này quan tâm đến việc lượng giá của bạn, thì ông ắt đã hỏi trước khi bạn thông báo xin nghỉ việc. Có lẽ ông chỉ tìm kiếm thêm những lời khẳng định tích cực cho chính mình hay cho công ty của ông mà chẳng quan tâm chút nào về sự lượng giá khách quan.

The secret to finding that right job with the right company is to confront your current situation. Yes, it may mean quitting – or it may mean staying. By truthfully answering the questions that come to mind, you will be giving real thought and importance to a very big issue in your life. No matter what your decision is – to stay or to quit, you still have a job to do, and you want to do it with professionalism and dignity.

Bí quyết để tìm đúng việc, đúng công ty là phải đương đầu với hoàn cảnh hiện tại của bạn. Vâng, có thể đồng nghĩa với nghỉ việc – hay tiếp tục. Nhờ chân thật trả lời những câu hỏi hiện ra trong trí bạn, bạn sẽ được cho những suy nghĩ thật và biết được tầm quan trọng đối với một vấn đề lớn trong cuộc sống của bạn. Bất kể quyết định của bạn là gì – tiếp tục hay nghỉ việc thì bạn vẫn có việc phải làm và bạn muốn làm việc đó với tính chuyên nghiệp và lòng tự trọng.

My desire is for you to make decisions that will intentionally allow you to realize your vocational goals. The decision is yours. Now go out and change the world.

Ước muốn của tôi là bạn có những quyết định có chủ đích cho phép bạn nhận ra những mục tiêu nghề nghiệp của mình. Quyết định thuộc về bạn. Bây giờ hãy ra đi và thay đổi thế giới.

How to Know When Its Time to Leave Your Job